Văn kiện
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương IV: Những cử hành Phụng Vụ khác: Mục 2 - Lễ nghi an táng theo Kitô giáo (1680-1690)
By Admin Webmaster 7/11/2014 11:27:38 AM1680. Tất cả các bí tích, nhất là các bí tích khai tâm Kitô giáo, đều hướng tới mục tiêu là cuộc Vượt Qua cuối cùng của con cái Thiên Chúa; cuộc Vượt Qua này, nhờ cái chết, dẫn đưa họ vào cuộc sống trong Nước Trời. Lúc đó sẽ hoàn tất điều họ tuyên xưng trong đức tin và niềm hy vọng: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại, và sự sống đời sau”[1].
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương IV: Những cử hành Phụng Vụ khác: Mục 1 - Các Á Bí Tích (1667-1679)
By Admin Webmaster 7/11/2014 11:29:09 AM1667. “Mẹ Hội Thánh đã thiết lập các á bí tích. Đó là những dấu chỉ thánh thiêng, nhờ đó, phần nào phỏng theo các bí tích, những hiệu quả, đặc biệt là những hiệu quả thiêng liêng, được biểu thị và được thông ban nhờ lời khẩn cầu của Hội Thánh. Nhờ các á bí tích, con người được chuẩn bị lãnh nhận hiệu quả chính yếu của các bí tích và những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời được thánh hoá”[1].
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương III: Mục 7 - Bí Tích Hôn Phối (1601-1666)
By Admin Webmaster 7/11/2014 11:38:41 AM1601. “Do giao ước hôn nhân, một người nam và một người nữ tạo thành một sự hiệp thông trọn cả cuộc sống; tự bản chất, giao ước ấy hướng về lợi ích của đôi bạn, cũng như đến việc sinh sản và giáo dục con cái; Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn nhân giữa hai người đã được Rửa Tội lên hàng bí tích”.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương III: Mục 6 - Bí Tích Truyền Chức Thánh (1533-1600)
By Admin Webmaster 7/11/2014 11:46:28 AM1533. Các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể là những bí tích khai tâm Kitô giáo. Ba bí tích này đặt nền tảng cho ơn gọi chung của tất cả các môn đệ Đức Kitô, ơn gọi đến sự thánh thiện và đến sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho trần gian. Ba bí tích này mang lại những ân sủng cần thiết cho đời sống theo Chúa Thánh Thần trong cuộc lữ hành đời này tiến về quê hương vĩnh cửu.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương II: Mục 5 - Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân (1499-1532)
By Admin Webmaster 7/11/2014 11:49:53 AM1499. “Qua việc xức dầu bệnh nhân và lời cầu nguyện của các linh mục, toàn thể Hội Thánh phó thác các bệnh nhân cho Chúa chịu nạn và vinh hiển để Người nâng đỡ và cứu chữa họ; hơn nữa, Hội Thánh còn khuyên bảo họ tự nguyện kết hợp với cuộc khổ nạn và sự chết của Đức Kitô, để mưu ích cho dân Thiên Chúa”.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương II: Mục 4 - Bí tích Thống Hối và Giao Hòa (1420-1498)
By Admin Webmaster 7/11/2014 11:56:55 AM1420. Nhờ các bí tích khai tâm Kitô giáo, con người lãnh nhận được sự sống mới trong Đức Kitô. Nhưng chúng ta mang sự sống này “trong những bình sành” (2 Cr 4,7). Sự sống này hiện nay còn “đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa” (Cl 3,3). Chúng ta còn sống trong ngôi nhà ở dưới đất của chúng ta[1], vẫn còn gánh chịu khổ đau, bệnh tật và cái chết. Sự sống mới này của con cái Thiên Chúa có thể bị suy yếu và thậm chí bị mất đi do tội lỗi.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương I: Mục 3 (tt) - Bí Tích Thánh Thể (1382-1419)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:19:53 PM1382. Thánh lễ, một cách không thể tách biệt, vừa là việc tưởng niệm Hy tế thập giá muôn đời tồn tại, vừa là bàn tiệc thánh thiêng để hiệp thông với Mình và Máu Chúa. Nhưng việc cử hành hy tế Thánh Thể hoàn toàn hướng đến sự kết hợp mật thiết của các tín hữu với Đức Kitô qua việc rước lễ. Rước lễ là lãnh nhận chính Đức Kitô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương I: Mục 3 - Bí Tích Thánh Thể (1322-1381)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:26:11 PM1322. Bí tích Thánh Thể hoàn tất việc khai tâm Kitô giáo. Những người đã được nâng lên hàng tư tế vương giả nhờ bí tích Rửa Tội, và được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cách sâu xa hơn nhờ bí tích Thêm Sức, nay nhờ bí tích Thánh Thể được tham dự vào chính hy tế của Chúa cùng với toàn thể cộng đoàn.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương I: Mục 2 - Bí tích Thêm Sức (1285-1321)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:32:26 PM1285. Bí tích Thêm Sức cùng với bí tích Rửa Tội và Thánh Thể tạo thành tổng thể “các bí tích khai tâm Kitô giáo”, mà sự thống nhất của nó phải được giữ gìn. Vì thế, phải giải thích cho các tín hữu biết việc lãnh nhận bí tích Thêm Sức là cần thiết để hoàn tất ân sủng của bí tích Rửa Tội[1].
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương I: Mục 1 - Bí tích Rửa Tội (1213-1284)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:40:49 PM1213. Bí tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cổng vào đời sống thiêng liêng, và là cửa mở ra để lãnh nhận các bí tích khác. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và được tái sinh làm con cái Thiên Chúa, được trở thành chi thể của Đức Kitô, được tháp nhập vào Hội Thánh và được tham dự sứ vụ của Hội Thánh[4]: “Có thể định nghĩa một cách đúng đắn và thích hợp rằng bí tích Rửa Tội là bí tích tái sinh chúng ta bởi nước trong Lời Chúa”.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn II: Chương I - CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KITÔ GIÁO (1210-1212)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:42:51 PM1210. Các bí tích của Luật Mới được thiết lập bởi Đức Kitô; có bảy bí tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Thống Hối, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối. Bảy bí tích này liên quan đến tất cả các giai đoạn và thời điểm quan trọng trong đời sống Kitô hữu: chúng làm cho đời sống đức tin của các Kitô hữu được sinh ra và lớn lên, được chữa lành và được trao sứ vụ. Về điều này, có một sự tương tự nào đó giữa những giai đoạn của đời sống tự nhiên và những giai đoạn của đời sống thiêng liêng.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn I: Chương II: Mục 2 - Sự đa dạng của phụng vụ và sự duy nhất của mầu nhiệm (1200-1209)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:45:56 PM1200. Từ cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem cho đến ngày Đức Kitô ngự đến, các Giáo Hội của Thiên Chúa, trung thành với đức tin tông truyền, đều cử hành ở mọi nơi cùng một mầu nhiệm Vượt Qua. Mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ, chỉ là một, nhưng những hình thức của việc cử hành mầu nhiệm đó thì khác nhau.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn I: Chương II: Mục 1 - Cử hành phụng vụ của Hội Thánh (1135-1199)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:50:13 PM1135. Việc dạy giáo lý về phụng vụ đòi hỏi trước hết phải hiểu biết Nhiệm cục bí tích (Chương một). Dưới ánh sáng đó, tính chất mới mẻ của việc cử hành các bí tích được tỏ hiện. Vì vậy, chương này sẽ bàn đến việc cử hành các bí tích của Hội Thánh.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn I: Chương I: Mục 2 - Mầu nhiệm Vượt Qua trong các bí tích của Hội Thánh (1113-1134)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:54:25 PM1113. Toàn bộ đời sống phụng vụ của Hội Thánh xoay quanh Hy tế Thánh Thể và các bí tích[1]. Trong Hội Thánh có bảy bí tích: Rửa Tội, Thêm Sức hay Xức Dầu Thánh, Thánh Thể, Thống Hối, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối[2]. Trong mục này, sẽ bàn đến đặc tính chung về tín lý của bảy bí tích của Hội Thánh. Những đặc tính chung về việc cử hành sẽ được trình bày ở chương II, và những điểm đặc thù của từng bí tích sẽ được trình bày ở đoạn II.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn I: Chương I: Mục 1 - Phụng vụ Công trình của Ba Ngôi Chí Thánh (1077-1112)
By Admin Webmaster 7/11/2014 3:57:50 PM1077. “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Ngài đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Kitô, Ngài đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Ngài, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Ngài.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần II: Đoạn I - NHIỆM CỤC BÍ TÍCH (1066-1076)
By Admin Webmaster 7/11/2014 4:00:34 PM1066. Trong Tín biểu, Hội Thánh tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và “thiên ý nhiệm mầu là kế hoạch yêu thương” (Ep 1,9) của Ngài đối với tất cả các thụ tạo: Chúa Cha hoàn tất “thiên ý nhiệm mầu” của Ngài khi ban Con yêu dấu và Thánh Thần Ngài để cứu độ trần gian và để tôn vinh Danh Ngài.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 12 - “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1065)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:02:23 AM1020. Kitô hữu nào kết hợp sự chết riêng của mình với sự chết của Chúa Giêsu, thì coi sự chết như việc đến với Chúa và đi vào sự sống muôn đời. Khi Hội Thánh, lần cuối cùng, đọc lời xá giải của Đức Kitô để tha thứ cho Kitô hữu hấp hối, xức dầu ban sức manh...
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 11 - “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:02:52 AM988. Tín biểu của Kitô giáo – là Bản tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và vào hành động tạo dựng, cứu độ và thánh hoá của Ngài – được kết thúc với lời tuyên xưng về sự sống lại của những người chết, vào lúc cùng tận thời gian, và về sự sống vĩnh cửu.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 10 - “Tôi tin phép tha tội” (976-987)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:03:16 AM976. Tín biểu các Tông Đồ kết hợp đức tin về ơn tha tội không những với đức tin vào Chúa Thánh Thần mà còn với đức tin về Hội Thánh và về sự hiệp thông của các Thánh. Chúa Kitô phục sinh, khi ban Chúa Thánh Thần cho các Tông Đồ của Người, Người ban cho họ quyền năng thần linh riêng của Người để tha tội...
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 9: Tiết 6 - Đức Maria - Mẹ Đức Kitô, Mẹ Hội Thánh (963-975)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:03:38 AM963. Sau khi chúng ta đã nói về nhiệm vụ của Đức Trinh Nữ diễm phúc trong mầu nhiệm của Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, giờ đây chúng ta phải lưu ý đến chỗ đứng của Mẹ trong mầu nhiệm Hội Thánh. “Thật vậy, Đức Trinh Nữ Maria… được nhận biết và tôn kính với tư cách là Mẹ thật của Thiên Chúa là Đấng Cứu Chuộc…
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 9: Tiết 5 - Các Thánh thông công (946-962)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:04:04 AM946. Sau khi tuyên xưng: “Hội Thánh hằng có ở khắp thế này”, tín biểu các Tông Đồ thêm: “Các Thánh thông công”. Một cách nào đó, mục này là lời giải thích cho mục trước: “Hội Thánh là gì, nếu không phải là cộng đoàn của tất cả các Thánh?”[1]. Quả thật, Hội Thánh là sự hiệp thông của các Thánh.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 9: Tiết 4 - Các Kitô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:04:38 AM871. “Các Kitô hữu là những người, được tháp nhập vào Đức Kitô nhờ phép Rửa Tội, được thiết lập thành dân Thiên Chúa, và do đó được tham dự, theo cách của mình, vào chức vụ tư tế, tiên tri và vương đế của Đức Kitô, được kêu gọi, tuỳ theo điều kiện riêng của mỗi người, để thực thi sứ vụ mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho Hội Thánh phải hoàn thành trong trần gian”.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 9: Tiết 3 - Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:05:44 AM -
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 9: Tiết 2 - Hội Thánh – Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:06:14 AM781. “Quả thật, trong mọi thời và trong mọi dân, bất cứ ai kính sợ Thiên Chúa và thực hành sự công chính đều được Ngài đón nhận. Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn thánh hoá và cứu độ người ta riêng rẽ từng người một, không liên kết với nhau, nhưng Ngài muốn thiết lập họ thành một Dân, là dân nhận biết Ngài trong chân lý, và phụng sự Ngài một cách thánh thiện.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 9: Tiết 1 - Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (748-780)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:06:42 AM748. “Ánh sáng muôn dân chính là Đức Kitô, nên Thánh Công đồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước chiếu giãi trên mọi người ánh sáng của Đức Kitô, phản chiếu trên dung nhan Hội Thánh, bằng việc rao truyền Tin Mừng cho mọi thụ tạo”.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương III: Mục 8 - “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (683-747)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:07:14 AM683. “Không ai có thể nói rằng: ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu người ấy không ở trong Thần Khí” (1 Cr 12,3). “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Abba, Cha ơi!’” (Gl 4,6). Sự nhận biết đó của đức tin chỉ có thể có được trong Chúa Thánh Thần.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương II: Mục 7 - “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:07:37 AM668. “Đức Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14,9). Việc Đức Kitô lên trời cho thấy nhân tính của Người cũng được tham dự vào quyền năng và uy quyền của chính Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô là Chúa: Người nắm mọi quyền bính trên trời dưới đất. Người “vượt trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được” vì Chúa Cha “đã đặt tất cả dưới chân Người”. (Ep 1,20-22)
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương II: Mục 6 - Chúa Giêsu “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:08:06 AM659. “Sau khi nói với họ, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19). Thân thể Đức Kitô đã được vinh hiển ngay khi Người sống lại; điều này được chứng tỏ qua các đặc tính mới và siêu phàm mà thân thể của Người được hưởng từ đó và mãi mãi về sau.
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương II: Mục 5: Tiết 2- Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại (638-658)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:08:57 AM638. “Chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng này: điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Ngài đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ông, khi làm cho Chúa Giêsu sống lại” (Cv l3,32-33). Sự Sống Lại của Chúa Giêsu là chân lý cao cả nhất của đức tin chúng ta vào Đức Kitô, với tính cách là một chân lý trung tâm đã được tin và thể hiện trong cuộc sống bởi cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi...
-
Sách Giáo Lý của HTCG - Phần I: Đoạn II: Chương II: Mục 5: Tiết 1- Đức Kitô xuống ngục tổ tông (631-637)
By Admin Webmaster 7/9/2014 11:09:27 AM631. Chúa Giêsu “đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất. Đấng đã xuống, cũng chính là Đấng đã lên” (Ep 4,9-10). Tín biểu của các Tông Đồ tuyên xưng trong cùng một mục, việc Đức Kitô xuống ngục tổ tông và việc ngày thứ ba Người bởi trong kẻ chết mà sống lại, bởi vì trong cuộc Vượt Qua của Người, chính từ trong lòng cái chết mà Người làm vọt lên sự sống.